Nagoya, Nhật Bản
contact.nomudas@gmail.com

Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota

Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota

Cuốn sách giới thiệu những lợi ích liên quan đến công tác đào tạo nhân lực bằng Kaizen và giải quyết vấn đề. Thông qua những câu chuyện cụ thể,  những trải nghiệm thực tế của các chuyên gia khi còn làm việc tại Toyota, sách truyền tải những giá trị cốt lõi trong việc đào tạo con người. Vì thế, bất kỳ công ty nào cũng có thể tiếp thu và áp dụng những bí quyết trong cuốn sách này.

Cuốn sách sẽ trở thành gợi ý cho những nhà quản lý đang có suy nghĩ “Tôi muốn làm cho công ty lớn mạnh”, “Tôi muốn phát huy năng lực của từng cá nhân” trong công tác “đào tạo con người”. Bí quyết thành công của các doanh nghiệp Nhật nằm ở việc “liên tục đào tạo những con người có thể tự mình giải quyết vấn đề”. Vì thế, chỉ cần có sức mạnh này, chắc chắn thành quả sẽ đến.

Những chuyên viên đào tạo từ công ty OJT là những người từng làm việc trong công xưởng sản xuất ô tô của Toyota. Và họ cũng chính là những người đã tạo nên sức mạnh riêng biệt của các doanh nghiệp Nhật.

Cuốn sách góp nhặt những kinh nghiệm đào tạo của những chuyên gia trong nhiều khu vực, nhiều nghề nghiệp, nhiều vị trí từ thời còn làm việc trong Toyota và thậm chí trong công ty OJT Solutions hiện nay.

Nhìn tổng quát, cuốn sách bao gồm: những cách suy nghĩ đã trở thành nguyên tắc (chương 1), “Giải quyết vấn đề” – Phương pháp đào tạo từng nhân viên cấp dưới (chương 2), những điểm lưu ý khi hướng dẫn công việc (chương 3), cách giao tiếp để tạo nên mối quan hệ vững chắc (chương 4), và cuối cùng là phương pháp nắm bắt toàn thể công ty cho cấp trên (chương 5).

Cuốn sách cũng đưa ra nhiều ví dụ cụ thể về những người quản lý, quản thúc nhân viên đã áp dụng các phương pháp trên.

Mặt khác, dù bạn đào tạo được nhiều người ưu tú nhưng nếu không có một phương châm riêng, không có một phương hướng hoạt động đủ mạnh, dòng chảy công việc của công ty sẽ không kéo dài được lâu.

Trong cương lĩnh của Toyota, xuất phát từ bài phát biểu thể hiện tinh thần của nhà sáng lập Sakichi Toyoda năm 1935, có đoạn viết như sau:

“Dốc hết tâm sức nghiên cứu, sáng tạo, luôn luôn dẫn đầu thời thế”.

Đó là thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết sức mạnh của mọi người và không quên chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Nội dung của cuốn sách thể hiện rõ những suy nghĩ của người lãnh đạo trong việc đào tạo nhân viên trong công ty. Là một nhà kinh doanh, người lãnh đạo hãy hỗ trợ họ về nhiều mặt cho nhân viên. Những trăn trở và sự nhiệt tình của cấp trên chắc chắn sẽ tạo nên kết quả trong đào tạo nhân viên, giúp doanh nghiệp vững mạnh.

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1: Cách suy nghĩ của Toyota trong đào tạo con người     

  1. Không cần những nhân vật xuất chúng. Tất cả nhân viên phải trở thành người lãnh đạo
  2. Hãy tạo ra “bản sao” của chính mình
  3. Thay vì mua mới thiết bị, đào tạo nhân viên sẽ nhanh cho kết quả hơn.
  4. “Sản phẩm tốt, tư duy tốt” chính là nền tảng của giáo dục
  5. Đừng quy trách nhiệm cho con người, hãy xem xét lại hệ thống
  6. Giáo dục con người chính là việc “truyền đạt cách nhìn nhận sự vật, sự việc”
  7. Không thiên vị “người làm được việc”
  8. Cơ sở đánh giá cấp trên là thành quả cộng với “tín nhiệm”

Chương 2: Phát triển năng lực tư duy qua quá trình giải quyết vấn đề của Toyota

  1. Đào tạo con người là một phần của quá trình giải quyết vấn đề
  2. Nhận ra vấn đề →Giằn vặt với vấn đề →Ổn định hóa
  3. Hãy bắt đầu từ “dọn dẹp”
  4. Đừng tìm “nguyên nhân”, hãy tìm “nguyên nhân cốt lõi”
  5. Hãy để lãnh đạo trên hai bậc tham gia đào tạo lãnh đạo tương lai.
  6. Hãy làm khó cấp dưới 

Chương 3: Cách suy nghĩ của Toyota trong bồi dưỡng tinh thần làm việc

  1. Hãy dạy mục đích, đừng dạy câu trả lời
  2. Hãy ưu tiên đào tạo những cấp dưới phiền phức.
  3. Đào tạo con người không thể chỉ dựa trên lập trường và quyền lực. Hãy khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục”
  4. Đừng chỉ “hành động”, hãy “lao động”
  5. Điều có thể làm, điều muốn làm và điều muốn nhờ.
  6. Lắng nghe, quan sát và trải nghiệm.
  7. Đừng chỉ xem “hiện tượng”, hãy cân nhắc cả “ý đồ”
  8. Đừng chỉ biết nói về lợi ích của công ty, cả lợi ích của cấp dưới cũng cần được quan tâm.

Chương 4: Xây dựng tinh thần đồng đội qua nghệ thuật giao tiếp của Toyota

  1. Cầm chổi và hốt rác đi vòng quanh nơi làm việc
  2. Hãy thực hiện giao tiếp vào buổi sáng
  3. Trò chuyện bằng sự quan tâm và kì vọng đối với cấp dưới
  4. Liên kết theo chiều dọc thôi là chưa đủ. Cần tạo dựng “liên kết theo chiều ngang”
  5. Hãy khen khi có hình thái lý tưởng rõ ràng.
  6. Hãy trở thành cấp trên hội tụ đủ “bốn mùa”.
  7. Hãy “trực quan hoá” kĩ năng của nhân viên

Chương 5: Phương pháp quản lý trong công xưởng là nền tảng bồi dưỡng lãnh đạo của Toyota

  1. Hãy để những nhân viên xuất sắc nhất ra đi
  2. Thay đổi cách truyền đạt nhưng không thay đổi chính sách.
  3. Quản lý bằng “mục tiêu và chính sách”
  4. Lãnh đạo không được phép đứng ở trung tâm. Hãy đứng từ bên ngoài quan sát các nhân viên.

Lời kết

Mua ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *